TOLUENE
Toluen, hay còn gọi là methylbenzen hay phenylmethan, là một chất lỏng trong suốt, không hòa tan trong nước. Toluen là một Hydrocacbon thơm được sử dụng làm dung môi rộng rãi trong công nghiệp.
Toluen hay còn gọi là metylbenzen hay phenylmetan là một chất lỏng trong suốt, không hòa tan trong nước. Toluen là một hydrocacbon thơm được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp. Với công thức hóa học toluen là C7H8 (C6H5CH3).
– Toluen (C7H8) hay còn được gọi là methylpenzen hoặc phenylmetan.
– Toluen là một chất lỏng trong suốt, không hòa tan trong nước. Tan trong etanol, aceton, hexan, diclometan
– Toluen là dung môi dễ cháy
– Khối lượng phân tử: 92.14 g/mol
– Tỷ trọng: 0.8669 g/cm3
– Nhiệt độ nóng chảy: −93 °C (180 K)/(-135,4 °F
– Nhiệt độ sôi: 110.6 °C (383,8 K)/ 231.08 °F
– Nhiệt độ tới hạn: 20 °C (593 K)/ 608 °F
– Độ nhớt: 0,590 cP ở 20 °C/ 68 °F
Công thức cấu tạo:
Toluen tham gia phản ứng với chất brom khan cho ra brom toluen và axit HBr
Toluen tham gia phản ứng với khí clo tạo thành diclometan và axit HCl trong điều kiện có sự xúc tác của ánh sáng.
Toluen tham gia phản ứng với nitro hóa tạo ra nitrotoluen và nước .
Toluen tham gia phản ứng cộng với H2 tạo ra metylxiclohexan.
Toluen tham gia phản ứng oxy hóa với nhóm metyl.
- Không nên tiếp xúc với cơ thể, đặc biệt xung quanh vùng mắt: Bảo quản, sức khỏe, môi trường: Hóa chất toluen công nghiệp phải để trong kho có mái che, tránh để những nơi có nhiệt độ cao trên 50%, tránh những nơi dễ gây ra hỏa hoạn, cháy nổ. Để sản phẩm tránh xa nguồn nhiệt, ngọn lửa, các chất dễ cháy nổ. Lưu ý nên rửa tay ngay khi bị văng dầu vào mắt, da với nhiều nước và xà bông và nên tránh xa tầm tay trẻ em. Khi tiếp xúc quá nhiều với hóa chất này, vì có thể mắc bệnh ung thư và gây hại đến thầ kinh trung ương, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
- Nguy cơ cháy nổ: Dung môi công nghiệp Toluen thường rất dễ cháy với tốc độ bay hơi cao. Ở nhiệt độ nhất định rất có khả năng sẽ gây cháy nổ, hậu quả vô cùng nguy hiểm. Đối với thùng phuy dùng chứa đã qua sử dụng nhưng còn xót lại khả năng gây cháy cao.
- Cách khắc phục: Khi tiếp xúc nên sử dụng các biện pháp an toàn như mang khẩu trang, bao tay ủng hộ, đồ bảo hộ, kính mắt...trong quá trình vận chuyển, sử dụng hóa chất. Để khắc phục các nguy hiểm trên, hãy tẩy rửa sạch các dung môi còn xót lại trong thùng, để bảo vệ an toàn hóa chất cho bản thân và những người xung quanh.